Một phong cách thiết kế khác biệt đòi hỏi người thiết kế phải có hiểu biết về văn hóa để đảm bảo sự cổ kính trong đường nét nhưng vẫn toát lên được sự sang trọng. Nếu bạn muốn sở hữu một không gian ấm cúng, tinh tế và trang nhã thì hãy tìm hiểu phong cách nội thất Đông Dương.

Phong cách nội thất Đông Dương là gì?

Sự ra đời

Đặc điểm của phong cách nội thất Đông Dương

Thế kỷ 20, người Pháp xâm lược vùng Đông Dương, họ đã kết hợp kiến trúc Pháp với văn hóa và địa lý ở Đông Dương. Tạo ra một phong cách kiến trúc mang một chút dáng dấp của nét cổ kính châu Á. Cũng với đường nét kiến trúc Pháp chỉ thay đổi một chút với những nguyên liệu có sẵn ở phương Đông kết hợp chúng làm sao cho hài hòa để tạo nên một phong cách mới lạ.

Ngày nay đã có nhiều phong cách nội thất hiện đại hơn nhưng Đông Dương vẫn xuất hiện đâu đó, nhẹ nhàng một cách trầm lắng và sang trọng. Vì sao nói phong cách Đông Dương sang trọng? Vào thời đó, nhà nào có điều kiện mới ở trong ngôi nhà mang nét kiến trúc Đông Dương, đặc biệt là Sài Gòn thời bấy giờ.

Đặc điểm phong cách Đông Dương

Màu sắc trong phong cách Đông Dương

Màu vàng, nâu gạch, nâu đen … là những cái tên trong bộ sưu tập màu có thể toát lên được nét cổ kính ngày xưa. Kết hợp cùng màu trắng thường thấy ở kiến trúc Pháp càng làm mọi thứ nổi bật hơn. Những mảng tường thô bằng gạch nung không trát xi được coi là điểm nhấn cho nét cổ kính của phong cách Đông Dương.

Chất liệu nội thất

Khi nói đến kiến trúc Đông Dương thời đó có lẽ chất liệu chủ yếu là gỗ, tre nứa. Khi Pháp xâm chiếm Đông Dương đã nhận ra được tính chất những vật liệu này là chắc, bền, đẹp và sang. Họ đã tận dụng những nguyên liệu này trong các công trình của mình để tạo nên một kiểu kiến trúc nhã nhặn nhưng sang trọng, thể hiện được uy quyền của một đế quốc mạnh.

Gạch nung được tận dụng tối đa để tạo nên một vẻ đẹp mới lạ đặc trưng cho phong cách này. Có thể nói một cách khác phong cách Đông Dương không thể thiếu những kiến trúc từ chất liệu gạch nung. Dễ thấy nhất ở kiến trúc phòng thờ bằng gạch nung làm không gian trở nên ấm cúng và trang nghiêm hơn.

Họa tiết phong cách Đông Dương

Để nhận ra phong cách này, bạn có thể quan sát hoạt tiết nền gạch, thảm trải sàn. Những loại gạch hoa nguyên bản, ít bóng mà còn độ nhám nhiều giúp kiến trúc trở nên cổ kính. Họa tiết đó được tạo nên từ hình chữ nhật, tĩnh vật, hình tam giác hình thoi hoặc đường cong, đường tròn được lồng ghép với nhau có thể theo hoặc không theo một quy tắc nào. Mọi người thường gọi đó là họa tiết kỷ hà.

Đôi khi nó còn xuất hiện ở những mảng tường trang trí, dầm xà hay cách ngăn và các vật trang trí khác. Ở những phong cách kiến trúc hiện đại khác, cửa ra vào hoặc cửa sổ là những đường nét thẳng, góc cạnh. Riêng ở Đông Dương, chúng là những đường bo tròn góc, cửa sổ có thể là những đường kẻ ô hoặc kẻ ngang khá dày.

Đồ vật trang trí décor

Những đồ vật trang trí được làm thủ công được ưa chuộng trong phong cách nội thất Đông Dương. Cả những chi tiết tín ngưỡng tâm linh như tượng Phật, bình gốm và các đồ chạm khắc đặc trưng cho nền văn hóa Đông Dương. Sự ấm áp và cổ kính được thể hiện qua màu sắc gỗ trầm tối trong những bộ bàn ghế trong nhà.

 

Để không gian bớt tẻ nhạt thì bạn có thể sử dụng một vài cây xanh, không cần quá nhiều. Để giữ được nét cổ kính thì những loài cây thân theo tạo độ rũ cổ kính hay cây trúc kiểng đặt ở lối đi.

Ánh sáng trong phong cách Đông Dương

Khác với những phong cách khác, phong cách Đông Dương không cần quá nhiều ánh sáng. Để tạo nên một không gian ấm và sang trọng thì ánh sáng từ đèn là một sự lựa chọn tốt nhất. Để nổi bật được nét cổ kính thì những chiếc đèn lồng, đèn bàn được giữ lại. Đèn chùm cũng không cần quá cầu kì hay lung linh. Chỉ cần chiếc đèn có kích thước vừa phải, ít họa tiết đơn giản là đủ.

Cửa trong phong cách này không cần quá to để lấy ánh sáng tự nhiên. Thường là cửa gỗ với những song gỗ dày đặc để tạo nên sự ấm áp và điểm nhấn cho cả không gian.

Tính sáng tạo hay khuôn khổ

Phong cách Đông Dương có thể ít thấy khi có quá nhiều phong cách hiện đại tiện nghi ra đời. Thế nhưng, đâu đó vẫn có những đặc trưng của phong cách này pha trộn trong nhiều công trình biệt thự, thậm chí là cả căn hộ. Đó có thể là mảng họa tiết lớn hoặc chỉ là một tấm thảm trải mang họa tiết đặc trưng của phong cách này.

Đặc biệt chúng không làm mọi thứ trở nên rối mắt mà ngược lại là điểm nhấn để tạo nên một phong cách Đông Dương sang trọng, tinh tế và trang nhã.